DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Những năm gần đây, Nhà nước đang dần siết chặt lại việc thực hiện tham gia bảo hiểm bắt buộc của doanh nghiệp cho người
lao động. Trước khi đến với Hưng Thịnh, đã có không ít khách hàng bị truy thu tiền bảo hiểm và bị phạt vi phạm lên đến
hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra , doanh nghiệp còn bị các đoàn thanh tra liên ngành yêu cầu giải trình, bổ sung hồ sơ
thế này thế kia, rất là phiền toái.

Vậy, việc tham gia bảo hiểm cho người lao động là như thế nào? Bảo hiểm bắt buộc gồm những loại bảo hiểm gì? Giữa bảo
hiểm và thuế có liên quan với nhau không? Làm sao để doanh nghiệp tham gia bảo hiểm vừa đúng luật vừa ít tốn kém?
Theo kinh nghiệm cùa Hưng Thịnh,đối với doanh nghiệp chỉ phải sử dụng từ dưới 200 lao động thì nên hợp tác với một đơn
vị dịch vụ chuyên nghiệp và đáng tin cậy là vừa hiệu quả vừa an toàn nhất.

Công ty Hưng Thịnh có đầy đủ mọi nguồn lực và uy tín để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu từ khách hàng không những trong lĩnh
vực bảo hiểm bắt buộc, mà còn giúp khách hàng giải tỏa được những căng thẳng trong các lĩnh vực Thuế, lao động, pháp lý
khác của Nhà nước.

Trong phạm vi dịch vụ này,Hưng Thịnh chỉ đề cập đến các vấn đề bảo hiểm bắt buột liên quan đến doanh nghiệp sử dụng lao
động và người lao động làm việc trong doanh nghiệp.

Khi nói đến dịch vụ bảo hiểm xã hội là bao gồm luôn 03 loại bảo hiểm bắt buộc hiện nay đó là: Bảo hiểm xã hội (BHXH),bảo
hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nhiệp (BHTN)

Liên Hệ Ngay

DỊCH VỤ CỦA HƯNG THỊNH ĐỐI VỚI BẢO HIỂM BẮT BUỘC CỦA DOANH NGHIỆP

Ngay sau khi hợp đồng được ký kết giữa Hưng Thịnh và doanh nghiệp, Hưng Thịnh sẽ giao việc cho một nhân viên tiếp quản,
kết hợp với các bộ phận khách trong công ty Hưng Thịnh làm những công việc sau:

Tư vấn, thực hiện đăng ký tham gia BHXH-BHYT-BHTN

Sắp xếp lịch hẹn gặp trực tiếp người đại diện doanh nghiệp để trao đổi, nhận hồ sơ giấy tờ liên quan hoặc nhận lại công
việc của người cũ

Dựa vào tình hình của doanh nghiệp, Hưng Thịnh sẽ tư vấn cho doanh nghiệp biết việc tham gia bảo hiểm bắt buộc như thế
nào việc là có lợi nhất, đúng luật nhất

Kiểm tra, hướng dẫn và cùng với doanh nghiệp tập hợp các loại hồ sơ, tài liệu liên quan để tiến hành các thủ tục tiếp
theo

Lập và gởi các thủ tục đến Phòng Lao động – Thương binh Xã hội bao gồm: Công văn đề nghị của doanh nghiệp; Xây dựng hệ
thống thang lương – bảng lương, phụ cấp lương của doanh nghiệp; Xây dựng nội qui lao động (từ 10 trở lên) của doanh
nghiệp; Giấy xác nhận về công đoàn cơ sở,…

Lập và gởi các thủ tục đến phòng Bảo hiểm xã hội, bao gồm: Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế

Danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp; Bảng kê thông tin;…

Theo dõi và nhận kết quả, bao gồm: Nhận thẻ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế bàn giao lại cho doanh nghiệp lưu giữ
hoặc cấp cho người lao động

Theo dõi thường xuyên

Tính toán và báo doanh nghiệp biết số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải đóng trong kỳ

Trực tiếp làm việc, giải trình với cán bộ ban nghành liên quan khi có kiểm tra, thanh tra về lao động, bảo hiểm

Lập hồ sơ và báo cáo giảm lao động trong tháng (nếu có phát sinh người lao động thôi việc) bao gồm: đơn từ, chốt sổ(thẻ)
BHXH, BHYT,…

Lập hồ sơ và báo cáo tăng lao động trong tháng (nếu có phát sinh người lao động thôi việc) bao gồm: đơn từ, thủ tục đăng
ký tham gia, chuyển sổ(thẻ),…

Giải quyết, hỗ trợ hoặc hướng dẫn người lao động thực hiện quyền lợi được hưởng theo chế độ bảo hiểm bắt buộc như: Ốm
đau, thai sản, thất nghiệp,…

Thực hiện thay đổi, điều chỉnh toàn bộ văn bản giấy tờ liên quan khi có sự thay đổi qui định từ nhà nước

Tư vấn giúp doanh nghiệp xử lý tốt các tình huống tiêu cực có thể xảy ra giữa doanh nghiệp và người lao động hoặc giữa
doanh nghiệp và các cơ quan quản lý chức năng.

Thực hiện đối chiếu, báo cáo cuối năm

Lập và gởi báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong năm của doanh nghiệp gởi phòng hoặc sở Lao động thương binh và
xã hội

Đối chiếu số liệu giữ tiền lương tham gia BHXH với tiền lương khai báo thuế

Báo cáo vệ sinh an toàn lao động

Thực hiện tất cả thủ tục do các cơ quan nhà nước yêu cầu về lao động của doanh nghiệp.

Thủ tục làm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… phức tạp đã gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp.

QUY TRÌNH, THỦ TỤC LÀM BẢO HIỂM XÃ HỘI

Nhìn chung, hồ sơ cần chuẩn bị để làm BHXH không quá phức tạp nhưng quy trình thực hiện lại gây nhiều khó khăn cho doanh
nghiệp. Đầu tiên, bạn cần xác định doanh nghiệp thuộc trường hợp nào trong 2 trường hợp sau:

Trường hợp 1 – Doanh nghiệp mới thành lập

Bước 1: Gửi hồ sơ lên cơ quan bảo hiểm để lấy mã đơn vị, hồ sơ bao gồm:

Bản sao công chứng GPKD;

Tờ khai đơn vị tham gia BHXH TK3 – TS.

Bước 2: Làm thủ tục báo tăng/giảm lao động

HĐLĐ và bảng lương nhân viên

Thông tin nhân viên báo tăng/giảm

Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH TK1 – TS

Trường hợp 2 – Doanh nghiệp đã hoạt động, đã có mã đơn vị:

Chỉ cần làm thủ tục báo tăng/giảm lao động

Tùy vào từng cơ quan BHXH mà thời gian kiểm duyệt hồ sơ khoảng 5 – 15 ngày. Vậy nên, sử dụng dịch vụ đăng ký BHXH tại Hưng Thịnh, bạn sẽ tiết kiệm tối đa thời gian chuẩn bị và đi lại nộp hồ sơ.